Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2008

Ai sang Kam... - Melaka, thành phố của Museum

27.01.2008 / 20.12.07 AL

Phải bắt đầu tính Âm Lịch rồi. Bình thường không sao, như ngày hôm nay (và mấy hôm trước nữa nhưng ít hơn) lạc vào các khu phố Hoa Kiều thấy dân tình sửa soạn nhà cửa, treo cao đèn lồng đỏ, xúm xít mua sắm... làm nhớ Tết quá.

Ngày hôm nay sau khi ngồi chờ ở bến xe từ 6am đến 7am (vì trời còn tối thui, có đi tìm GH chẳng ai mở cửa hoặc khách trả phòng, nhất là các loại GH dành cho dân balo). Mà đúng thế thật, đến gần 8am mà nhà cửa đóng im ỉm, nhất là hôm nay là CN nữa.

Melaka đúng là thành phố của Museum, đi đến đâu bạn cũng gặp Museum. Từ lịch sử đến văn hóa đến nghề nghiệp... tất cả đều có Museum và bán vé thu tiền tham quan (!). Có rất nhiều điều để kể về thành phố xưa cũ này. Ngày hôm nay, mình đã đi theo Walking tour của LP đề nghị, họ ước chừng đi trong 3h nhưng mình đi trong 6h, vì cái tội hay la cà. Được cái là ngoài các điểm trong tour, mình còn rẽ ngang rẽ dọc nên cũng đi thêm nhiều điểm khác, cũng gần như là hết các điểm du lịch đáng kể của thành phố "Old city" nhất Malaysia này, nhưng chủ yếu là khu phố cổ China thôi, còn khu phố Little India cũng chẳng có gì hấp dẫn (đối với mình). Nhưng đi một ngày dưới nắng nóng như vậy thì cũng gọi là hơi nhiều, bực mình nhất là cảnh mình đón xe bus, đứng đúng tuyến nhưng xe bỏ qua không dừng lại hai lần, làm mình càng nghi ngờ hơn về thiện cảm của những người Malay (gốc Ấn hoặc Malay hay làm nghề này, người Hoa ít thấy là tài xế xe bus, chủ yếu là buôn bán và quán ăn) đối với khách du lịch.

Melaca là thành phố cổ nhất của Malaysia, nổi tiếng với khu China Town và các di tích lịch sử từ thời Bồ Đào Nha, Hà Lan. Thực ra, so với các nước trong khu vực, các di tích lịch sử (trước TK XV) Malaysia rất ít, nếu như không muốn nói là không có. Do vậy, chính quyền Malaysia rất ý thức trong việc bảo quản, tôn tạo, tu bổ các di tích lịch sử, đặc biệt như ở Melaka này.

Để giới thiệu với các bạn về Melaka một cách nhanh nhất và tập trung nhất, entry này sẽ viết theo "walking tour" và bổ sung thêm các "chi tiết phụ" nhé.

Buổi sáng hôm đó, sau khi ngồi chờ ở Melaka Sentral (bến xe bus) và lấy xe bus (No 17) đi về khu trung tâm thành phố. Tuy chỉ trả tiền cho tài xế đến ku trung tâm nhưng do chưa biết đường nên xe chạy qua rất xa, đến khu siêu thị mới Mahkota Parade Shopping Complex thì mình mới lục tục theo đoàn người xuống xe. Hỏi thăm đường (vì không có tên đường trên các bảng hiệu dọc trên đoạn đường này nên mình không nhận ra được là đang ở đâu để định hướng), có cả bản đồ, nhưng chẳng ai biết, nhưng lại nói đi rất xa. Sau cùng gặp 2 bạn trẻ biết đường chỉ giúp, té ra thì rất gần và rất dễ đi. Về được khu trung tâm là mình hoàn toàn xác định được phương hướng, dù chưa rõ đường đi lắm. Việc trước tiên là phải đi tìm GH vì cả ngày qua lang thang ở Kuala Terengganu đầy nắng nóng mồ hôi mồ kê, tối thì ngủ trên xe, ... người mình sắp thành yogurht mất tiêu rồi. Kiểm tra ở Sama Sama không xong, mình qua Eastern Heritage share chung 1 phòng tập thể với đám Tây đầm đang ngủ lăn lóc. OK, tắm xong 1 cái là lên đường, để khỏi phí quỹ thời gian hiếm hoi của mình chứ.

Bữa sáng ở Melaka thật ngộ, với cái bánh cake của người Ấn và 1 ly cafe đen không đường bự chà pá và nóng hổi - tỉnh cả người. Và sau đó hướng đến Stadthuys, di tích Hà Lan nổi tiếng của Melaka, điểm khởi đầu của hành trình.

Stadthuys, được xây dựng khoảng thời gian 1641-1660, được cho là kiến trúc cổ nhất của hà Lan tại Phương Đông. Không chỉ ở tòa nhà này mà các kiến trúc xung quanh cũng tương tự. Trong tòa nhà đồ sộ này có rất nhiều các di tích lịch sử, văn hóa... cũng như các trưng bày mô phỏng cuộc sống của người Malaysia qua nhiều thời kỳ. Cũng gần Stadhuys là nhà thờ Thiên chúa giáo Christ, được xây dựng từ những năm 1753, bằng những viên gạch màu hồng được mang từ tận vùng Zeeland của Hà lan sang. Và trước đó là bồn nước với trụ phun nước mang hình ảnh Nữ hoàng Victoria, được xây dựng năm 1904.

Bữa sáng theo Ấn độ style.

Con đường đến Stadthuys, bên ngoài và bên trong.

Stadthuys và các di tích bên trong.

Christ Church.

Vòi phun nước và tháp đồng hồ.

Cầu nhỏ sang khu China Town

Sau khi "quần" nát khu trung tâm này qua cầu, sang sông và đi về khu China Town, rất nhiều mắc sắc đón chào xuân về. Điểm kế tiếp được đề cập là di tích Baba Nonya Heritage Museum. Đây là nhà riêng của Baba Nonya, 1 người gốc Hoa rất giàu có nhờ việc buôn bán cao su những năm đầu TK XX. Rất tiếc là nơi đây không cho chụp hình dù vé tham quan lên đến 8R, gần 3$. Sau đó là các di tích lịch sử Trung Hoa khác dọc con đường và nằm trong khu phố này, rất nhiều. Trên đường đi, nhất định phải kể đến điểm dừng không nằm trong khu di tích, đó là Geogrphé Café, 1 quá bar rất dễ thương nằm ngay góc phố.

Đường trong khu Chinatown. Nhìn đường phố này bạn có nhớ Tết?

Các ô cửa sổ tròn hun hút như "những con mắt trần gian".

Baba Nonya Museum từ bên ngoài. Các đồ cổ của 1 Bảo tàng tư nhân, kiêm cửa hàng bán đồ cổ cạnh đó cũng giống giống đồ trong nhà Baba Nonya. Tuy không đẹp bằng các đồ trong nhà Baba Nonya và có thể là đồ nhái nhưng cũng chụp vài tấm xem chơi.

Chee Mansion, một nhà từ đường của người Hoa

Nhà cổ, bây giờ là khách sạn Baba House

Hội quán Eng Choon Assosiation, các điêu khắc chạm trổ rất tinh tế

Di tích Nhà Leong San Thong (đóng cửa)

Nhìn ra đường phố từ Geographe Cafe

"Đồ cổ" bán xôn gần Geographe Cafe

Một số chùa khác trong cung đường.

Chùa Hổ với sự tích các chú Hổ được các sư thầy thuần hóa

Nhà thờ Hồi giáo hiếm hoi lọt trong khu Chinatown.

Nhà thờ Thiên chúa giáo, cũng hiếm hoi trong khu Chinatown

Sau khi tham quan rất nhiều chùa chiền, đền đài trong khu China Town... chúng ta sẽ về lại khu Stadthuys, leo lên ngọn đồi tham quan các di tích các pháo đài, nhà thờ Bồ Đào Nha - hay phần còn lại của chúng.

Nhà thờ St Paul

Phần còn lại của Pháo đài A' Famosa - Porta de Santiago

Sau khi thăm các di tích phương Tây, chúng ta sẽ sang Đông lại, vào thăm cung điện của Sultane, được xây dựng bằng gỗ hoàn toàn (không có đinh) theo mô hình cung điện ở TK XV. Thêm vào đó là Nhà Tưởng niệm Ngày Tuyên bố độc lập của Malaysia... và cuối cùng vòng lại Stadthuys men theo mờ sông để đi trên con đường ven sông, lót gạch theo kiểu Hà Lan từ nhiều năm trước. Dọc theo con đường này là những quán bar, nhà hàng nhìn ra sông rất dễ chịu. Như vậy hành trình 2.5h đã chuyển thành 6h, chưa kể thời gian ngồi trong Geogrphé Café.

Nhà Tưởng niệm Độc lập

Sultane Palace, tòa nhà, nội thất lộng lẫy, các mô hình, các câu chuyện được kể lại bằng hình ảnh, các di tích...

Sau khi đi hết Walking Tour, thời gian vẫn còn, thế là nhảy lên xe bus ra ngoại thành đến Làng Bồ Đào Nha, còn gọi Medan Portugis. Đây là làng của người BDN có từ hơn 400 năm trước. Đến đây bạn sẽ gặp cộng đồng người lai Bồ Đào Nha - Malay. Đi đến đây, từ chỗ trạm dừng xe bus bạn phải đi bộ 1 đoạn tương đối xa. Đến nơi chẳng có khách du lịch nào và người phụ trách bảo tàng, 71 tuổi, người Bồ Đào Nha, sinh ra và sống ở đây nói rằng mình là người VN đầu tiên viếng thăm bảo tàng này. Cũng có thể có nhiều đến nhưng do không "lê văn Tám" với ông nên ông không biết, nhưng dù sao mình cũng thấy vui vui. Di tích thì không còn lại gì nhiều, nhưng nơi đây (nằm sát bờ biển) có 1 nhà hàng sea-view tuyệt vời. Do nhìn ra hướng Tây (rất tuyệt để ngắm hoàng hôn) nên nếu có thời gian, bạn đến đây thăm Medan Portugis và ngắm hoàng hôn trên biển thì có gì bằng.

Hình ảnh ở Medan Portugis

Khi mình đến thì trời vẫn còn tương đối nắng, và vẫn còn nhiều chỗ chưa đi nên đành phải quay về. Sự lo ngại của mình về xe cộ đã xảy ra như dự tính. Đón 2 chuyến xe bus (cứ 20p có 1 chuyến) đều bị bỏ lại, thế là đành leo lên taxi, mất 12R thay vì 0.8R nếu đi bus. Thật là bực mình, nhất là mất cả tiếng nữa. Bỏ qua. Về lại khu trung tâm lang thang 1 chặp thì trời đổ mưa, cũng tối rồi, thế là về GH tắm rửa sau 1 ngày lang thang trong nắng, bụi.

Các hình "chộp" được ở Melaka, ngoài walking tour

Đâu đâu cũng là Museum - Tất cả các hình trên đều là Museum

Tiếng guitar trong nhà thờ cổ, trên đồi chiều lộng gió mới hay làm sao

Xơ mướp rửa chén, Nạo dừa bằng phương pháp thủ công ở Malaysia hiện đại

Siêu thị "lộng lẫy" như 1 nhà hát - và có cả sân khấu

Cô dâu chú rể cũng "điệu đà" làm dáng cho các bác phó nháy như ở VN

Bản đồ xe bus ở Melaka

Nhà thờ Thiên chúa St Francis, rất đẹp bên bờ sông

Mái nhà lô xô của Melaka, nhìn từ St Paul's Church

Đường gạch dọc bờ sông, Hà lan style, giống như hôm nào lang thang ở Red-light Dist ở Amsterdam

Những chiếc trishaw nhiều màu sắc, đặc trưng của Melaka - giống xe lôi ở Nam bộ nhưng sến hơn nhiều

Tối, trời mưa rả rích. Tháng 1 rồi vẫn còn mưa. Ngồi tán dóc với cô tiếp tân, người Indonesia, hỏi thăm tình hình đã đời... xong mượn 1 cái dù đi ra đường. Việc đầu tiên là chép hình vì thẻ đã quá đầy và check internet... Máy móc ở đây cà rịch cà tang và đầy virus, đến lúc tạm ổn, ngước lên nhìn thì đã hơn 10pm. Trời vẫn còn mưa... Dự định ban đầu là tối nay sẽ đổi quán, nhưng khi ngang qua Discovery Cafe, bên bờ sông, thấy chán quá đành lội bộ trong mưa đi lang thang trong chợ đêm khu Chinatown và quay lại Geographer Cafe ngồi chơi, nghe live-music những bài dạng The best of twenty year before... mãi đến 12pm mới về. Trời vẫn còn mưa rả rích... Về đến phòng thì mình là người về sớm nhất, mấy tên Tây tàu kia vẫn mất dạng, thôi làm em bé ngoan một bữa.

Đội dù đi chơi trong đêm mưa Melaka

Sáng 28.01.08

Trời vẫn mưa. Dậy sớm đi lang thang để còn quay về kịp chuyến xe bus đi Kuala Lumpur lúc 9.00. Qua khu Little India, quay lại khu Bukit China, leo lên ngọn đồi đầy những nấm mộ của nhiều trăm năm về trước, thơ thẩn quanh giếng ngọc... Bukit China được xây dựng từ TK XV, từ cuộc hôn nhân của 1 vua Malay với công chúa triều Minh. Lúc trước đây là nơi ở của công chúa và nhóm tùy tùng người Hoa. Nơi đây là nghĩa trang lớn nhất (ngoài Trung hoa lục địa) của Hoa kiều, với những ngôi mộ có dấu tích từ đời Minh. Dưới chân đồi là Chùa Poh San Teng, xây từ năm 1795, và giếng Sultan của quốc vương Mansor Shah cho hoàng hậu người Hoa của ngài vào năm 1795 và đã từng là nguồn nước quan trọng cũng như giữ vị trí chiến lược của Melaka trong chiến tranh.

Bukit China - nghĩa trang Hoa kiều lớn nhất thế giới

Chùa Poh San Teng

Giếng của quốc vương Mansor Shah cho hoàng hậu người Hoa của ngài vào năm 1795

Và sau đó, về GH, chào tạm biệt cô bé Indo, ra góc đường đón xe bus đi Meleka Sentral, lên đường đi K.L với ý định là sẽ ở đây chơi 1-2 hôm rồi đi ngược lên Penang sau, nhưng mọi chuyện cũng đã thay đổi. Chào tạm biệt Melaka, lần sau đến sẽ ở lâu hơn thay vì cứ chạy tồng tộc trên những con đường di tích.

P/S: Dự định chạy sang Dumai/Sumatra, Indo chơi 1 ngày đã không thành vì hỏi thăm và biết việc làm thủ tục xuất nhập cảnh rất lâu (ở cả 2 bên), mà nếu chần chừ lâu quá sẽ mất rất nhiều thời gian. KH ngày mai sẽ đi Kuala Lumpur, từ đó sẽ đi Butterworth / Penang, sau đó sẽ sang Langkawi và từ Langkawi sẽ sang Thailand, về Krabi (hoặc Phuket, nhưng vì Phuket đi rồi nên sẽ chọn Krabi) đi xe đêm về Bangkok. Đến đây sẽ chọn 1 trong 2 option a/ kiên quyết không mất 25US$ tiền visa, do mượn đường Kam, bằng cách ngược lên Ubon, qua cửa khẩu Chongmek để về Pakse, từ đó về Kontum, về SG. b/Option 2 là mất 25$ cho tụi K, nhưng sẽ không về đường cũ mà từ BK xuống Koh Kong, từ đó sang Shianoukville về đường Hà Tiên, may ra gỡ gạc bằng con đường mới!!!

1 nhận xét:

Unknown nói...

Đúng Melacca thành phố của Museum.Thành phố cổ kính phong cảnh tuyệt đẹp,Mình cũng đã tới thăm thành phố này.